. .

Thursday, March 19, 2009

MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN TỪ CUỐN TRUYỆN DÀI “ÁC MỘNG” CỦA NGÔ NGỌC BỘI (Diễn Đàn Thế Kỷ)

MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN TỪ CUỐN TRUYỆN DÀI “ÁC MỘNG” CỦA NGÔ NGỌC BỘI (Diễn Đàn Thế Kỷ)

LTS: Cuốn truyện dài Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội được nhà xuất bản Hồng Lĩnh ở California ấn hành vào năm 1992, trong đó chỉ có một dòng ngắn giới thiệu tác giả: “Ngô Ngọc Bội, sinh năm 1929 tại Vĩnh Phú. Biên tập báo Văn Nghệ.” Tác phẩm này có lẽ được viết trong thời kỳ gọi là “cởi trói” ngắn ngủi cho văn nghệ sĩ tại Việt Nam từ sau năm 1986, mô tả cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc từ khi đất nước chia đôi năm 1954 cho tới khi “sửa sai” vào cuối năm 1956. Đúng như tên gọi của nó, những gì tác giả viết ra quả là một cơn ác mộng có một không hai trong suốt chiều dài của lịch sử đất nước chúng ta, do người cùng dân tộc Việt gây ra với nhau.
Chúng tôi xin trích đăng lại một số đoạn tiêu biểu (với những tựa đề nhỏ do chúng tôi đặt) để độc giả cảm nhận được một phần nào cơn ác mộng đó.


-----------------------------

Cố Vấn Trung Quốc

Từ ngày giải phóng biên giới, ảnh hưởng của Trung Quốc ào ạt tràn sang ta. Chiến dịch Hà Nam Ninh mở vào đầu mùa mưa. Đường Mười hai từ Việt Bắc, Hòa Bình xuống; đường số một từ Thanh, Nghệ Tĩnh ra, ban đêm như trẩy hội. Đội công tác của Bảo có mười sáu anh em, làm nhiệm vụ “tuyên truyền tiếp thu vùng công giáo mới giải phóng.” Cứ hôm trước bộ đội đánh vào rút ra, sáng hôm sau anh em đến tuyên truyền chính sách, ổn định dân tình, vận động bà con trở lại làm ăn đi lễ nhà thờ. Lăn lộn hai tháng trời ở vùng Yên Mô, Yên Khánh, mười sáu anh em, “toi mạng” mất hai. Bảo cũng suýt chết mấy lần do bom na-pan, ca-nông Bô-pho hoặc bị địch nống ra đánh úp. Đợt công tác này anh gặp nhiều đoàn cố vấn Trung Quốc. Vì lầy lội, lại ngại phi pháo của Tây, nên cố vấn thường đi bằng cáng. Thực ra Bảo cũng chưa nhìn rõ mặt các cố vấn, về ban đêm chỉ thấy lù lù một đống trên cáng nhưng cũng thấy cố vấn phì phèo thuốc lá. Đằng sau mấy người lỉnh kỉnh gánh hòm xiểng, chậu men, bô đi đại tiểu tiện... Mỗi lần gặp những đoàn như thế Bảo ngây ra nhìn, không dám nói to, trong lòng rời rợi nỗi tự hào và tin tưởng!


*

Chuẩn bị ra tay

Sang khóa thứ ba, không còn gọi là chỉnh đảng nữa, mà đổi là chỉnh huấn. Thời gian kéo dài thêm, chương trình uốn nắn lại; trước chống tư tưởng “tiểu tư sản,” nay chống tư tưởng “tư sản, phong kiến, đế quốc bóc lột.” Lý luận tập trung vào quan điểm lập trường giai cấp. Lấy lập trường giai cấp công nhân làm nền tảng, đấu tranh xóa bỏ chế độ tư hữu... Thế nào là lập trường giai cấp công nhân? Trên bài giảng và cả trong học tập thảo luận diễn ra rất viễn vông, mơ hồ. Những thắc mắc mới xuất hiện, về đế quốc thì lũ “mũi lõ tóc quăn” ai cũng nhìn thấy. Còn tư sản địa chủ là thế nào, là những ai? Tư sản và địa chủ Việt Nam xưa nay có yêu nước và chống ngoại xâm đế quốc không? Thế nào là bóc lột? Những người có trình độ, hiểu biết công việc, tổ chức bày vẽ cho hàng trăm con người dốt nát có công ăn việc làm nuôi sống vợ con, nuôi sống xã hội như thế sao lại bảo người ta bóc lột? Câu tục ngữ “Một người hay lo bằng kho người hay làm,” ta nên hiểu như thế nào? Những người giàu có đi tham gia kháng chiến nay đã là đảng viên có thay đổi thành phần được không?... Nghĩa là trăm nghìn thắc mắc. Bí thư hiệu ủy, một anh chàng mặt còn bấm ra sữa, luôn lên gân lên cốt, đã đi dự tập huấn chỉnh huấn ở Trung ương, rất thích kể truyện phim Trung Quốc cho học viên nghe như phim “Bạch mao nữ,” “Cờ hồng trên núi Thúy,” trước thắc mắc của học viên, anh cũng “mặt ngay cán tàn.” Đành phải cử một hiệu phó hỏa tốc đạp xe lên Thái Nguyên thỉnh thị cấp trên. Và phải chờ cố vấn giải đáp giúp. Khi về truyền đạt lại, có cái cũng thông, có cái còn ẫm ờ lắm, nhưng rồi ai cũng tự an ủi “Cố vấn người ta đã giải đáp là đúng.” Cuối lớp, học viên được phổ biến Luật cải cách ruộng đất của Ban chấp hành trung ương mà Quốc hội mới thông qua.
*

Xử Bắn Tại Chỗ

Tội nguy hiểm nhất và dẫn tới việc thầy Lê Đôn bị tử hình chính là do cái buồng đầy lên những sách. Năm 1949 địch từ Tam Nông, Hưng Hóa tấn công lên, chúng đóng lại hai ngày. Khi đó thầy Đôn đi công tác xa. Tên quan ba Pháp đóng ngay nhà thầy Lê Đôn, khi chúng rút đi chúng không hề tơ hào phá phách một tí gì. Cải cách ruộng đất, thằng Đảo lên tố cáo rằng “khi nó chạy tản cư, gia đình còn sót lại một ít của cải. Tối nó quay về lấy nốt, thì thấy ông Lê Đôn và ông Nhiêu Đặng đang thịt lợn, đồ xôi tiếp Tây.” Một cái tội hoàn toàn bịa đặt dẫn tới thầy Lê Đôn bị xử tử. Cả làng đều thấy đó là sự vu cáo trắng trợn mà không ai dám hé răng!
- Việc họ xử tội thầy diễn ra như thế nào hở em?
- Sau cái đêm người ta tố cáo bố, cả nhà mình bị coi là đối tượng của nông dân. Bố đang ở huyện dưới, bị bắt giam đâu không ai biết. Sáng hôm sau, nông dân vác cờ, biểu ngữ đến cắm trước sân. Rồi họ kiểm kê, niêm phong tài sản. Bộ áo cưới của em hồi ấy cũng bị người ta lấy mất. Của cải trong nhà không còn gì.
Thóc lúa không, nồi niêu không, lợn gà không! Chỉ còn ít bát đĩa cổ, đồ thờ, cái bừa long răng và con trâu suýt soát tuổi em. Ngày xưa em cũng hay đi chăn với anh đấy, sừng nó đã dài bằng sải tay và hàm răng đã gãy hết. Em cũng bị gọi lên truy tiền, vàng bạc. Dì Đỉnh cũng thế. Cuối cùng người ta bóc cả cái kiểng bạc từ ngày bà nội em sắm cho em. Những đứa độc miệng nó nói: bố là phần tử phản động luồn vào Đảng, nắm được chính sách nên đã phân tán hết của cải!

Một hôm từ phía đầu làng có trống ếch và tiếng hô dậy đất: “Đả đảo địa chủ cường hào đại gian đại ác Lê Đôn bóc lột giết hại nông dân!” Em tưởng như sét đánh, tay chân run bần bật. Đám biểu tình diễn qua cổng, thằng Nhẫn nhà mình chạy ra xem. Nó trân trân vênh cái trán dô, giương đôi mắt thô lố ra nhìn, vỗ tay reo. Thằng Đảo thấy liền giơ kiếm trừng mắt hét: “Con cháu địa chủ, phú nông đây, diệt cho hết!” Nhẫn không sợ, chửi lại: “Bố mày!” Em ngồi trong nhà theo dõi, vừa sợ vừa hả quá. Tối đến, chị dâu anh, bà Mảng -hét từ bên nhà ra lệnh: “Con Mẫn sáng mai ra Gò Gành mà dự xử tội thằng Đôn! Không được vắng mặt đâu nhá!”

Sáng hôm sau họ lùa tất cả ra Gò Gành. Người ta bắt em ngồi một chỗ cùng với thằng Vang con Vọng, có du kích ôm súng ngồi canh giữ. Trước mặt là cái bục cao, kết bằng lá si, trên kê bàn ghế. Trước bục đào một cái hố nông, khoảng ngang gối, to bằng nửa chiếc chiếu, lấy đất đắp lên thành cái nấm ngay bên cạnh. Phía bên trái bục khoảng một trăm bước chân, lại thấy đào thêm một cái hố nữa, không biết nông sâu thế nào. Đất đào lên đắp thành mô phía trước như cái mả, trên mô đất chôn cái cọc bằng tre dài lút đầu người. Dân các xóm rầm rập kéo đến đi thành hai hàng dọc. Khẩu hiệu, biểu ngữ giương cao cầm ở tay, hoặc dán trên nón: “Bần cố trung nông đoàn kết kiên quyết đánh đổ giai cấp địa chủ, giải phóng nông dân!”; “Có khổ nói khổ, nông dân vùng lên!”; “Đả đảo tên địa chủ cường hào đại gian đại ác Lê Đôn bóc lột giết hại nông dân!” Người ta tuyên bố phiên tòa bắt đầu. Hà Thị Nhỏ, cố nông, ngồi ghế chánh án. Tào Lao, bần nông, và Nguyễn Văn Đãng, trung nông làm dự thẩm. Thêm một người trong đội cải cách lùn tịt, môi dày, miệng chành, đầu húi móng lừa, đeo kính trắng. Tào Lao tuyên bố: “Đây là tòa án nhân dân đặc biệt xử tội Lê Đôn.” Lệnh cho du kích dẫn bố và dì Đỉnh ra. Ôi, em hồi hộp quá, trống ngực đánh thình thình, nhìn bố lại nhìn dì. Bố vẫn mạnh khỏe, nét mặt bình thản kiên nghị, áo sơ-mi bỏ ngoài quần lấm láp nhầu bẩn. Chắc hàng tháng nay người ta không cho bố tắm. Dì Đỉnh gầy xọp hẳn đi, vẫn ôm cái Khánh bên nách, vì lúc đó mới được bốn tháng, thằng Đỉnh lẵng nhẵng bám theo mẹ. Dẫn đến trước bục, người ta cởi trói và bắt hai người xuống đứng dưới cái hố mới đào. Thằng Đỉnh cũng lăn xuống hố. Du kích xách vứt nó lên. Nó khóc thét. Em vùng dậy, định chạy lại đón thằng Đỉnh liền bị thằng Phong cầm súng đứng gác trừng mắt không cho em nhúc nhích. Nó lôi thằng Đỉnh vứt vào chỗ em và thằng Vang con Vọng ngồi. Thằng Vang con Vọng nhìn bố và dì, nước mắt tràn mi, nức nở. Không thấy mẹ ngồi cùng với chúng em. Cũng không thấy đứng vào chỗ bố và dì. Ngơ ngác mãi em mới thấy mẹ ngồi lẫn với đám anh Hãn, thằng Đảo, mấy người xóm Trung, xóm Dốc và vợ con mấy tên cướp trâu, tù mất tích. Bọn này đứa nào trên đầu cũng chít vuông vải trắng. Đám người ngồi đấy gọi là “các khổ chủ”. Mẹ cũng là khổ chủ. Người lên đấu đầu tiên là anh Hãn, tố khổ bị bố bóc lột anh ta đi ở không công. Rồi đến đám xóm Trung, xóm Dốc tố chuyện bán muối và thiếu thuế bị bắt gà, bắt lợn. Người thứ tư lên đấu là thằng Đảo, vì những lời vu oan giá họa của nó mà bố bị ghép vào tội chết. Không biết bây giờ lương tâm nó có bị cắn rứt. Vu khống đưa người ta đến chỗ chết, không phải là chuyện thường. “Lời nói đọi máu.” Tiếp đến Hà Thị Nhỏ. Nó vu cho bố em hiếp nó ở bờ ruộng. Nó vừa nói vừa khóc lu loa như con điên. Bố là người có học, cao thượng từ bé, không thể làm cái trò nhơ bẩn như thế. Nhưng đã là ác bá, người ta phải gán cho đủ bốn tội: bóc lột, chiếm đoạt, nợ máu và hiếp dâm.

Đến khi mẹ bước lên đấu bố, em thấy lòng tan nát đau đớn. Mẹ cũng chỉ vào mặt bố: “Mày biết tao là ai không Đôn? Tao là Thỏa. Về làm dâu nhà mày từ năm mười bốn tuổi. Hơn ba mươi năm lao động nuôi mày ăn học nên người, lo cho mày giỗ tết, khao vọng... Mày trở thành cao sang quyền quý. Mày yêu con vợ hai của mày là con Đỉnh kia, mày ruồng rẫy tao.” Chuyện mâu thuẫn vợ cả vợ lẽ xưa nay cũng là thường tình, nhưng tại sao mẹ lại dám lên nói điều vô đạo như thế. Lúc này trông mẹ, em thấy xa lạ quá, lại căm giận nữa.
- Phát động quần chúng mà em! Nó không bắt em lên tố bố là may đấy!
- Cũng có đứa cốt cán đến phát động em, nhưng em không nghe. Em bảo: bố tôi đẻ ra tôi, tôi không làm điều vô luân như thế!

Rồi đến một đám vợ con bốn tên ăn cướp, chúng đứng lên một loạt, khăn tang trắng toát, mặc dầu bố chúng đã chết cách đây mười ba năm. Chúng kêu khóc ầm ĩ đòi trả nợ máu. Tào Lao cũng đứng lên nắm tay hô: “Có nợ máu phải trả bằng máu!” Quần chúng lẻ tẻ hô theo. Cuộc đấu tố bố kéo dài hơn hai tiếng. Bọn ngồi trên bục không đứa nào đọc nổi bản án. Người ở đội cải cách -cái người thấp lùn đeo kính trắng ấy- đứng lên đọc thay, quy vào điều này điều khác. Thế rồi thị Nhỏ danh nghĩa là chánh án tuyên bố, lại nói vấp đi vấp lại hai ba lần: “Lê Đôn chịu án tử hình, Thị Tính mười năm tù ngồi!” Một toán du kích lôi dì Đỉnh và cái Khánh đi. Một toán lôi bố lại chỗ cái cọc chôn sẵn, sấn vào bịt mắt. Bố lắc đầu không cho bịt, và bấy giờ em mới hiểu họ chôn cái cọc ấy là để trói bố vào, bắn.

- Xử án không có thầy cãi?
- Không!
- Không được tự thanh minh?
- Không!
- Không cho treo án mười lăm ngày để phạm nhân kháng án?
- Không!
- Bố láo thật!

- Gọi là “Tòa án nhân dân đặc biệt” xử đầu sỏ để trấn áp địch, phát động nông dân, người ta cần bắn ngay trước mặt mọi người kia mà. Một tên phó đội trong đội cải cách đứng ra chỉ huy hành hình bố. Ba du kích vác súng đứng hàng ngang. Không tưởng tượng được, ba người ấy đều là học trò cũ của thầy! Thằng Hưng, thằng Thẩm, thằng Huấn đều đi bộ đội về. Tên chỉ huy hô: “Số một ngắm bắn, bắn!” Súng nổ, bố nẩy vai trái lên. Tưởng đạn đã vào người, nhưng chưa. Nẩy vai lên hình như bố hô khẩu hiệu. “Số hai ngắm bắn, bắn!” Bố lại nẩy vai lần nữa, đạn vẫn không vào người. Trong quần chúng lúc này đã ồn ào: “Bắn oan người ta, thần linh cản đạn không cho trúng đấy!” “Số ba: Bắn!” Bố lại nẩy vai trái. Người vẫn đứng trơ trơ, giương mắt trừng trừng. Cột chôn đã lung lay, giẻ nhét ở miệng tuột ra lòng thòng. Hết phát thứ ba không trúng, mừng quá, cả ba chúng em lao lên. Nhiều người cũng xúm xít lại. Ba du kích bắn không trúng bỏ súng trốn. Tên phó đội mặt tái nhợt, mím chặt môi xông lên. Em níu tay nó. Nó hất em ra, rút phựt con dao nhọn từ trong bọc xuyên phập qua cổ bố từ trái sang phải. Bố nhào vọt qua cái cọc, lao đầu xuống cái hố đào sẵn, máu phun phì phì. Thằng Vang con Vọng lăn đùng ra đất, em cũng ngất xỉu luôn. Anh em họ nhà mình xúm đến khiêng em về nhà này. Em ốm liệt giường, mấy ngày sau mới tỉnh lại, ngơ ngác. Không biết mẹ tố bố xong rồi đi đâu, em ốm cũng không thấy đến. Thằng Vang con Vọng đi đằng nào, thằng Đỉnh, cái Khánh ai trông? Tan đàn sẻ nghé. Em khổ quá, lúc ấy đã có tự tử. Nhưng vì còn anh, còn thằng Nhẫn, chết đi... khổ anh, khổ con.
*

Cuộc Đời Ông Nhiêu Đặng

Bảo đang ngồi với bố mẹ, bỗng có người đẩy cửa bếp. Anh tái mặt đứng lên định chuồn. Chợt ai đó nấp trong bóng tối chặn lối. Người ấy vội ngồi sụp xuống lắp bắp chào. Bảo nhận ra người quen. Anh thì thào:
- Bác Tấn, sao bác lại ngồi xuống đấy?
Bác Tấn vội khoanh tay đổi lời xưng hô:
- Ông đừng có gọi con là bác, con là địa chủ!
- Ấy chết! Bác địa chủ với bần cố nông, chứ không địa chủ với tôi. Bác là ông anh họ của tôi. Máu mủ “dao sắc chém nước chẳng lìa”! Bố mẹ tôi trên nhà, mời bác lên chơi!
Bác Tấn đứng dậy, vẻ thân tình:
- Nói thế, nhưng chú về đây phải cẩn thận. Đến ông Thắng ngoài xóm Trung, đại tá có cả xe con về thăm mẹ, nói năng thế nào, xã nói trói gô cổ bỏ vào chuồng trâu ba hôm, sau phải làm giấy cam đoan người ta mới tha cho!
- Vâng, em cũng phải cẩn thận chứ!

Bác Tấn lên nhà với bố mẹ Bảo. Da bác đen cháy người hom hem, hai mắt trắng dã. Bác chỉ hơn Bảo có tám tuổi, năm nay mới ba mươi nhăm mà trông như ông lão. Bác Tấn là trưởng ngành họ Ngô. Anh em bằng vai nhau tính từ ông cụ tổ bốn đời, đã xẻ ngành xuống gia đình anh. Bốn đời trong nội tộc là ruột thịt, là máu trên nhỏ máu dưới. Hàng năm tết nhất, gia đình anh vẫn đội cỗ lên nhà bác Tấn. Bác lên gặp bố mẹ Bảo, khẽ ngồi ghé xuống phản thì thầm:
- Ông Nhiêu Đặng chết rồi ông bà ạ! Chết vào nửa đêm hôm qua. -Bố mẹ Bảo sững sờ, dịch lại gần chỗ bác Tấn ngồi- Nửa đêm hôm qua con đang ngủ, thấy vợ Nhật đẩy cửa bước vào, báo là ông Đặng chết. Con vội vàng đi ngay. Vào tới nơi, ông đã nguội lạnh. Con cho đun nước tắm cho ông rồi thay quần áo. Khổ quá, ông Nhiêu Đặng không còn cái quần nào, đành lại lấy khố mặc cho ông. Rồi sờ đến đèn: không!
Hương: không! Gạo thổi cơm đơm đầu cũng không nốt! Cả nhà ăn khoai trừ bữa từ lâu. Lo toan mọi việc cho ông xong, con lại luồn về Gò Chùa (Gò Chùa là nơi bác Tấn bị tịch thu nhà, người ta dồn ra làm lều ở đấy) nhúm bát gạo, quả trứng, mấy nén nhang vào thắp cho ông. Thằng phó Nhật nó đần quá, cha mẹ héo như thế mà nó chẳng lo toan một thứ gì. Ngày xưa nó cũng khá, từ ngày bị đấu tố giờ, nó như người mất trí.
Bố lại hỏi:
- Thế cũng không có vải bó liệm?
- Quần áo còn chả có lấy đâu ra vải!
Mẹ Bảo phẫn uất, than thở:
- Cả một cuộc đời bới đất lật cỏ, làm ra bao nhiêu của cải, nuôi sống bao nhiêu con người. Giờ hai tay buông xuôi... Người ta bóc lột ai?
Bố anh bần thần không nói. Bác Tấn giờ mới than thở:
- Còn một chuyện gay quá, ông ạ. Ván lạt chẳng có, chả nhẽ giờ gói chiếu manh mang ông ấy đi chôn hay sao?
Trông bố anh càng cau có thảm hại:
- Ván, giờ chẳng ai có. Nhà tôi còn mấy tấm ván thôi của mẹ già thằng Bảo, bằng gỗ de gừng. Cải táng, tôi mang về cọ rửa cẩn thận. Giờ đang kê bục trong buồng. Hay đem cho ông ấy liệu có được không?
Bác Tấn sáng mắt lên:
- Được, ông ạ! Đem về chúng con bào lại... “Nghĩa tử là nghĩa tận...”
- Nhưng phải kín đáo. Hở ra, mai cốt cán nó lôi tôi ra xã.
Bố mẹ Bảo đi dọn buồng, anh cũng xắn tay áo cùng làm, lôi bốn tấm ván thôi ra. Bố anh còn trèo lên gác chỗ vợ chồng anh nằm, rút nửa tấm ván canh, để mang về làm đáy. Bây giờ vận chuyển bằng cách nào để qua mắt đám cốt cán? Bảo đã thấy nóng mặt, nói năng không giữ gìn:
- Bố cho, bố cứ cho, cho công khai, bố sợ gì? Bác Tấn chạy về bên ấy có ai nữa huy động sang đây mà vác!
Thấy Bảo nói hơi mạnh, mẹ anh vội can ngăn:
- Mày nói nho nhỏ chứ, bố Nhẫn!

Bác Tấn đi ra, cả nhà mong ngóng, nhưng không thấy ai trở lại. Thì ra ông Nhiêu Đặng chết, cánh cốt cán cả bí thư, chủ tịch, công an, dân quân du kích đến khám nghiệm. Thấy ông Đặng chết do bệnh ỉa chảy nên lập tức bắt phải chôn ngay. Thế là không có ván lạt gì! Khốn nạn, tám mươi tư tuổi, ăn đói ăn khát nó mới mắc cái bệnh ỉa chảy “chống chàng” chứ có phải bị truyền nhiễm vi trùng, vi khuẩn gì. Xã bắt thêm mấy địa chủ nữa, gói ông Nhiêu Đặng vào chiếc chiếu rách, bên ngoài ốp một lần giát giường bằng tre, buộc năm khoanh lạt cật như người ta bó giò, luồn đòn hai người khiêng đi, Bảo đứng trong nhà vạch đố vách nhìn ra. Đám ma ông Nhiêu Đặng có khoảng hơn chục người con cháu và bốn vị địa chủ. Trong đó có bác Tấn. Không kèn không trống, không một ai dám khóc. Ôi, cũng là một kiếp người.

Cuộc đời ông Nhiêu Đặng, Bảo biết rất rõ. Chính vì bố anh thường hay lấy cái gương ông Nhiêu Đặng để răn dạy các con. Ông là người có chí làm giàu nhờ thắt lưng buộc bụng và biết tính toán.

Vợ chồng ông Nhiêu Đặng khi lấy nhau cũng nghèo khổ, chuyên làm mướn. Những nhà giàu bỏ vốn ra thuê người phá hoang, được bao nhiêu thì chia đôi. Vợ chồng ông Nhiêu Đặng kiếm được vài sào. Thế là có chút vốn trong tay. Do biết tính toán lo toan làm ăn, thơm tay may miệng, một thành hai, hai thành bốn... Trong làng có mấy gia đình giàu có lâu đời, như cánh Lý Vòng, Chánh Áp, Bá Ngừng... Cậy nhiều của lắm tiền, con cháu chỉ biết hưởng thụ, rượu chè cờ bạc, chơi bời lêu lổng, nên sa sút dần. Rừng ruộng những nhà giàu ấy cứ chuyển dần sang nhà ông Nhiêu Đặng. Nhà ông Nhiêu Đặng giàu lên rất nhanh, nổi tiếng tiền dư thóc mục. Có hàng chục mẫu ruộng cọ tốt, hàng chục mẫu thượng đẳng điền, nhiều rừng ruộng nhất xã. Bốn, năm con trâu cày to như những con voi tơ. Nhưng ông Nhiêu Đặng không hề phát canh thu tô. Ruộng đất do gia đình làm lấy, chỉ mùa vụ mới mướn người, lam lũ suốt ngày đêm. Ông chăm đất như mẹ chăm con. Cày sâu bừa kỹ, xáo đi xáo lại hai ba lần. Phân chuồng đổ, nước đen đặc. Mạ sài chọn lọc, gieo vãi rất công phu. Ruộng của ông liền bờ với ruộng người khác mà bao giờ năng suất cũng gấp rưỡi, gấp đôi.

Giàu có như thế nhưng việc chi tiêu ông lại rất tằn tiện. Nhà vẫn nhà lá, sân vẫn sân đất, chẳng có bàn tủ. Mùa hè không có màn, mưa rét trên đắp chiếu, dưới ổ rơm. Thóc mỗi vụ thu vài chục tấn, phơi toàn bằng nong. Có hàng trăm cái nong phơi thóc. Chính ông Nhiêu Đặng trời nóng tháng năm suốt ngày xoay trần đóng khố, trở từng nong thóc. Người yếu bóng vía thấy cảnh trở thóc cũng đã phát sốt lên. Hai cô con dâu trẻ tuổi còn có đôi chút lụa là, còn thì quần nâu áo vải. Phó Nhật mặc quần “lá tọa,” ông Nhiêu Đặng quanh năm đóng khố, khố vải hoặc khố sồi dấn nâu, cứng như mo. Đi ăn giỗ nhà ai, quần nâu vắt vai, đến cổng mới lẩn vào bụi mặc quần, khố lại quấn lên đầu thay khăn.

Nhưng ăn thì nhà ông Nhiêu Đặng lại không thế. Cá cả, lợn lớn ở chợ Mỗ bao giờ vợ con ông cũng khuân trước tiên. Giỗ tết thịt lợn nạc tày gang, giã giò chả mời anh em họ hàng. Người làm thuê nhà ông ăn uống đầy đủ no nê, công xá bao giờ ông cũng trả gấp rưỡi, gấp đôi nhà khác. Người chậm chạp, lười biếng không dám bén mảng tới, chứ đừng hòng ông mời mượn.

Giàu có thế nhưng ông Nhiêu Đặng chẳng có chức tước gì. Chỉ mua chân “nhiêu” để miễn phu phen tạp dịch. Trong làng, cánh Lý Vòng, Chánh Áp thường khinh bỉ bố con ông: “Một miếng ngoài làng bằng sàng xó bếp,” “Tiền dư thóc mục mà cha con đầu buồi chấm gio!” Sang đời Phó Nhật, con trai ông, anh ta lăn vào tranh giành chức tước với Lý Cương, Phó Đạc, mất tiền của nhưng không có cánh vế, đều thua. Cuối cùng dựa vào thế Chánh Áp ra tranh cử phó lý với Phó Tường. Tri huyện là Nguyễn Bằng nhăm nhe với bọn lý dịch ăn tiền cả hai bên. Huyện Bằng tổ chức sát hạch. Mà sát hạch trình độ thì Phó Nhật thua trông thấy. Vì Nhật vừa ngù ngờ vừa dốt. Chánh Áp bắt ông Nhiêu Đặng mang đấm mõm Huyện Bằng số tiền trị giá hai con trâu đực mộng loại A. Nguyễn Bằng cho cả hai tên Tường, Nhật làm phó lý. Phó Nhật hí hửng treo trống lên đầu nhà làm lễ “Hành tuần,” ngày ngày gõ bung, bung, bung, nhịp ba tiếng gọi vợ và đầy tớ. Được hơn một tháng, Nhật đảo chính Pháp, rồi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ. Phó Nhật gỡ trống vứt lên gác trâu. Đấy! Cuộc đời bố con ông Nhiêu Đặng là vậy. Như mẹ anh than thở: “Suốt đời bới đất lật cỏ, làm ra biết bao nhiêu của cải nuôi sống biết bao nhiêu người, giờ chết bó mảnh chiếu manh.” Chao ôi! Con người đối xử với con người!
*

Lập Hồ Sơ Án Tử Hình

Hồ sơ Lý Đức do Nguyễn Tuấn đội phó, có sự hỗ trợ của Huy Hùng, phụ trách tòa án Cụm đã lược thảo xong. Chỉ còn thiếu về phần ruộng đất. Đã là “cường hào ác bá” trong cải cách ruộng đất thì phải đầy đủ bốn tội: “bóc lột, chiếm đoạt, nợ máu và hiếp dâm.” Ba tội đã đầy đủ. Nhưng nếu căn cứ vào ruộng đất Lý Đức hiện có, chỉ vào diện trung nông. Là ác bá, trước hết phải là địa chủ đã, vì đây là “cải cách ruộng đất” kia mà! Tội báo Tây bắn chết ba cán bộ, đấy là tội chính để dẫn tới tử hình. Tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ mới ký kết, trong đó có điều khoản “Hai bên không được trả thù người kháng chiến cũ (bên ta), người cộng tác với đối phương (bên địch),” bởi thế trong hồ sơ Nguyễn Tuấn đã chữa chệch ra “Lý Đức sai người đánh chết ba mạng để cướp tài sản.” Nguyễn Tuấn, một tay có tài lập hồ sơ để duyệt án tử hình trong cải cách ruộng đất. Việc Lý Đức chưa đủ ruộng đất để lên địa chủ chẳng khó khăn gì. Ba năm làm lý trưởng tề, Lý Đức đã chiếm đoạt ba mẫu ruộng công ở đồng Bát Quái cho phát canh, như vậy là thừa tiêu chuẩn địa chủ. Việc Lý Đức báo Tây bắn cán bộ sẽ phải ép cả cái lưỡi Nguyễn Văn Ngọc ra nhận, vì Ngọc lúc đó làm giao thông bí mật, cán bộ ra vào vùng tề chỉ có Ngọc biết. Còn Lý Đức sai ai đi báo Tây? Tất yếu là phải người có máu mủ tin cậy. Việc này phải bắt cái Thục, con gái Lý Đức, nhận xuống đồn báo Tây. Hàng loạt tình tiết hấp dẫn, lại có đủ quan điểm lập trường... Hồ sơ của Lý Đức được Tuấn chắp nối những sự việc sao cho khớp, hợp lý như người bố cục tiểu thuyết, để cấp trên dễ duyệt, hoàn toàn không cần quan tâm tới tội nhân. Vì “tòa án nhân dân đặc biệt,” xét xử cũng rất đặc biệt. Tội nhân không có quyền cãi, không có thầy cãi, không được thanh minh, hay kháng án. Xử để trấn áp địch, phát động tư tưởng nông dân, đem lợi ích cho cách mạng. “Giết nhầm còn hơn bỏ sót.”

Từ hôm bị bắt, Bông, Tịch, Ngọc được Đội đem gửi ở trại giam sông Bùi. Ngọc là “khâu yếu nhất” được Đội đưa về tra hỏi đầu tiên. Nhà thờ họ Nguyễn xưa nay Nguyễn Thành vẫn ở nhờ, nay cần có nơi làm việc kín đáo, chắc chắn. Nguyễn Thành phải nhượng cho Đội, về ở với ông Hai Vót. Vợ ông Hai Vót là em bố Nguyễn Thành.

Khoảng tám giờ tối, nhà thờ họ Nguyễn thắp chiếc đèn ba dây, có một bàn và hai ghế tựa. Hôm nay đột phá khâu “tổ chức cũ,” Huy Hùng ra oai. Tuấn làm nhiệm vụ ghi chép. Huy Hùng ba mươi hai tuổi, tướng ngũ đoản, da láng bóng, tóc cắt móng lừa, trán thấp, mũi to, môi dày và thâm, chành ra như miệng cá ngão.
Trông thấy Huy Hùng, người yếu bóng vía phát sợ. Hùng giống những vai đao phủ trong các vỡ cải lương.
Du kích xóm Thượng được bố trí canh gác vòng ngoài. “Nội bất xuất, ngoại bất nhập”! Mọi việc chuẩn bị xong, du kích giải Ngọc vào. Hai tay Ngọc bị trói chặt cánh khuỷu, buộc tiếp một cái dây ròng dài dẫn đi. Ngọc còn quá trẻ, mới hai mươi nhăm tuổi, tóc cắt ngắn, da thiết bì, mặt chữ điền, mắt một mí. Đoán cũng biết anh ta là một tay gan lì. Ngọc vừa bước vào, Huy Hùng đã hất hàm hỏi:
- Ngọc!
- Dạ.
- Mày theo lệnh nào đi giật mìn để uy hiếp dân?
- Dạ, con trót dại đem mìn đi ném cá!
- Mày đừng có nói láo, cá nào ở bến đò mà mày ném?
- Dạ, con ném ở Vụng Rô, cách bến đò nửa cây số.
- Mày láo! Ai bảo mày phá hoại vũ khí, gây hại cho ta, làm lợi cho địch?
- Con đã trót dại.
- Còn khẩu tiểu liên?
- Con trao cho du kích giữ, nó đã sơ suất đánh mất nhíp đạn, cái đó không có gì quan trọng, chữa rất dễ.
- Ai bảo mày bức tử Nguyễn Thị Lợi, nhằm mục đích gì?
- Thị Lợi tự tử vì chán đời, nó bị chồng ruồng rẫy.
- Nghĩa là mày không có tội gì?
- Dạ. Đội trông lại, Đội thương!
- Tao nói cho mày biết, đừng có loanh quanh. Ông bà nông dân đã tố cáo hết tội trạng của mày rồi. Mày cũng chỉ là thành phần nông dân, mày bị bọn địa chủ cường hào ức hiếp bóc lột. Mày phải biết đứng về phía nông dân mà vạch tội “kẻ thù giai cấp.” Mày bao che cho nó là mày chết, mày chết theo bọn cường hào ác bá, nghe không? Đây, biên bản của bà con nông dân tố cáo mày đây. Chỉ ký vào là xong, nghe không?

Nguyễn Tuấn xăng xái đem tờ biên bản lại đặt trước mặt Ngọc. Ngọc đọc từ từ, mặt dần dần thất sắc. Rồi đột nhiên Ngọc ngẩng mặt đẩy tờ giấy vào giữa bàn:
- Tất cả những tội này, tôi đều không có, xin Đội tha!
- “Bốp! Bốp!” -Không phỏng? Thế ra ông bà nông dân đặt điều vu oan mày à?
- Không được truy bức, nhục hình, các ông phạm chính sách của cấp trên.
- “Bốp! Bốp! Bốp!” - Đường lối chính sách này! Ông sẽ bắn cả mày, nghe chửa? Mày đã tìm đường báo tin cho thằng Lý Đức bằng cách nào, để Tây phục kích bắn chết ba cán bộ? Chỉ có mày làm giao thông bí mật biết những việc đó.
- Những năm đó, tôi còn lưu vong ngoài Đầm Đa, tôi không biết.

Mày không biết, ông bà nông dân biết, mày cãi đằng trời! Mày sẽ vỡ sọ vì cái đầu ương bướng của mày!
Cuộc hỏi cung của Huy Hùng và Nguyễn Tuấn làm cho Bảo đứng ngoài đốc gác thấy gai người, anh phải lảng xa, Ngọc không chịu ký vào biên bản viết sẵn. Hai người cho du kích dẫn Ngọc đi.

(Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ - 11/24/2012 02:13:00 PM)
---------------------

Cưỡng Bức

Chiều hôm ấy thấy Lê Ngọc Chuẩn tong tả đi lên. Trông Chuẩn vui ra mặt. Và cũng diện ra trò: tóc bồng, quần lụa, dép trắng, áo đầm chửa màu hồng. Tay xách cái túi rất hợp “mốt thờiđại.” Rõ ràng hôm nay Ngọc Chuẩn có điều gì khác lạ, vì ăn mặc như thế trong công tác “ba cùng” có thể coi là một điều cấm kỵ. Nhưng người thính nhạy như Bảo, anh đoán biết ngay. Chuẩn diện đây là diện vì anh, chứ chẳng phải vì ai khác. Hai mươi tám tuổiđời, mười năm công tác, anh đã chiêm nghiệm thấy, mình có những nét hấp dẫn phụ nữ đến kỳ lạ. Đã bao nhiêu phụ nữ chủ động tỏ tình và tấn công trước, anh phải lảng tránh. Cũng có lúc bị động như trường hợp với Bin, nhưng anh đã tìm cách để chấm dứt ngay. Thắng được những hoàn cảnh trớ trêu ấy, thứ nhất anh vốn con nhà nền nếp xưa nay, hai nữa sợ kỷ luật, vì kỷ luật của Đảng rất nghiêm ngặt về chuyện ấy.Đã có nhiều người vì chuyện trai gái mà thất điên bát đảo, làm phí hoài cả tương lai. Thứ ba là sức khỏe của anh, cái bệnh sốt rét kinh niên, báng số ba, da vàng ệch, làm anh kém hăng hái. Với Chuẩn, anh đã thấy cô khác ý từ buổi gặp đầu tiên. Ngồi họp với nhau, Chuẩn nhìn anh chằm chằm, nét mặt đằm thắm, rồi cứ tìm cách ngồi gần, tìm dịp tiếp xúc... Anh vẫn giả đò như không biết gì.

Thực ra, hình thức Chuẩn không có gì lộng lẫy, nhưng không nét nào đáng chê. Nếu ở đúng vị trí của một người đàn bà, chắc chắn Chuẩn là một cô gái đảm đang, công việc làm ăn chắc khá. Những buổi liên hoan của Đội, Chuẩn lo sắp xếp lo toan công việc nội trợ, sửa sang tiệc tùng rất tài. Ngày xưa cô sống với gia đình Nguyễn Thị Năm, nên cũng học tập được khá nhiều nền nếp sinh hoạt và văn hóa của một nhà giàu. Do bị nhuốm cái cốt cách “chỉhuy Đội,” với lập trường giai cấp, cùng một số lý luận không tiêu được làm cho cô bị cương lên, trởthành trâng tráo rất khó chịu. Chính cái đó đã hại cô, hăm nhăm hăm sáu tuổi vẫn chưa có ai yêu. Đối với Bảo, vì lâm vào cảnh “qua sông anh phải lụy đò,”nên tiếp xúc với Chuẩn, anh tỏ ra hết sức cởi mở và nồng nhiệt:
- Chị Chuẩn giúp tôi việc này, tôi vô cùng cảm ơn!
- Anh Bảo có thể gọi em khác điđược không? Em còn kém anh những mấy tuổi!
- Không! Đây là tôi xưng hô với cấp trên của mình!
- Em chả muốn làm cấp trên của anh. Anh còn phải răn dạy em nhiều điều!
- Thế thì gọi bằng em vậy nhá!
Chuẩn cười, và toát lên hết cái vẻ đẹp của người đàn bà.
- Anh Bảo mới đi đợt này làđợt đầu à?
- Anh đi đợt đầu nên lớ ngớ quá!
- Anh chả lớ ngớ đâu, cái chính là anh chẳng muốn nhúng tay vào những việc oái oăm này. Nói thật với anh làm cái việc này mãi em thấy ghê ghê quá đi.

Thế là Bảo phát hiện ra trong Chuẩn đang có hai con người: con người phụ nữ nông thôn Việt Nam, và con người đội phó cải cách ruộngđất, hai con người ấy không hòa với nhau làm một. Đấy là một điều còn may mắn cho Chuẩn. Bảo thăm dò:
- Đây là nhiệm vụ cách mạngđấy Chuẩn ạ!
- Thế sao anh không làm đi?
- Đã bảo anh lớ ngớ không làm nổi.

Chuẩn trở nên nhí nhảnh rất đáng yêu:
- Nếu em làm xong việc này, anh Bảo tặng em cái gì?
- Nếu em có cái gì mà em thích.
- Được rồi, nhớ nhá! Ngoặc tay!

Chuẩn chìa tay ra, buộc lòng Bảo phải ngoặc tay cam kết.

Lúa đưa Thục vào. Hôm nay làm việc tại nhà Lúa. Vừa nhìn thấy Chuẩn, mặt Thục tái nhợt. Thục ngồi cúi gằm xuống, tay liên tục giật giật cuống chiếu. Chuẩn vẫn cứ nhìn xói vào Thục, thôi miên. Mắt Thục lấm lét, Chuẩn đánh phủ đầu:
- Ngày Tây đóng bốt, mày đem thư của Lý Đức xuống bốt cho Đội Hợi mấy lần, Thục?
- Ngày Tây đóng bốt, em còn nhỏ,bố em không bao giờ cho em xuống gần bốt.
- Mày phải gọi nó là “ThằngĐức.” Nó là kẻ thù của giai cấp, kẻ thù của mẹcon mày. Lý Đức ruồng rẫy mẹ con mày. Lý Đức làm tay sai cho đế quốc chưa đủ, còn bắt cả mày đang đầu xanh tuổi trẻ làm tay sai nữa. Mày phải tố cáo những tội ấy trước nhân dân, để mà tự giải phóng lấy mình.
- Em không làm bao giờ, em không nói được! Bố em sinh ra em, em không thể...
Chuẩn đập tay xuống bàn đánh thình, Thục nảy người lên.
- Mày không nói tao sẽ bóp cổmày, lấy kìm rút lưỡi mày ra bắt mày phải nói. Mày sẽvào trại giam, mày sẽ đi tù, đời mày sẽ tan nát. Tao cho mày ngồi đấy mà suy nghĩ!

Bảo thấy tởm lợm cái việc làm của cô đội phó được mệnh danh là “Tướng phá vây.” Cái con quỷ cái không biết từ lúc nào đã từmột cô gái nông thôn lành hiền trở thành dã thú. Bàn tay nó đã vấy bao nhiêu máu, hung bạo, tàn ác. Nhưng trong việc này, liệu Bảo có lỗi gì không? Có phải vì ta hữu khuynh, vì ta tình cảm mà đẩy Chuẩn phải làm một việc như thế không? Đây là cách làm man rợ. Hoàn toàn trái với đạo đức cách mạng. Một thứ lưu manh hung đồ, giặc cỏ. Tại sao lại cứ phải bắt con lên tố bố, vợ lên tố chồng mới xử tử được kẻ thù? Bảo không thể làm những việc thất đức, phi đạo lý như thế được. Bảo thấy kinh tởm nhưng anh vẫn cứphải tôn kính nhũn nhặn trước Chuẩn. Chuẩn quay ra, hồhởi dắt Bảo đi dạo ngoài đường.

- Anh Bảo có thấy sợ không?
- Kể ra tôi được đi vào đợt nữa, tôi cũng làm được.

Chuẩn lườm Bảo rất đáng yêu:
- Thôi đi! Chẳng báu gì đâu!
- Nhưng này, tại sao ta cứ phải bắt con lên tố bố mới được, em nhỉ? Lý Đức đã có bao nhiêu tội rồi kia mà!
- Em cũng không biết. Người ta bảo, làm thế mới có sức kích động quần chúng mạnh mẽ! Thôi, ta quay lại đi anh Bảo. Lần này anh có tin con cái Thục phải nhận lên đấu bố nó không?
- Anh tin.
- Nhớ đã ngoặc tay rồi đấy nhá.
- Xin kiên quyết giữ lời hứa!

Hai người quay trở lại, Thục vẫn đang ngồi khóc như mưa như gió. Chuẩn còn tạt đi ngoài. Bảo lảng lại chỗ Thục nói nhỏ:
- Em cứ nhận đi, hôm lên đấu chỉ cần chỉ mặt một cái nói một câu, rồi giả vờlăn đùng ra ngất, mọi người sẽ thông cảm chẳng saođâu, em ạ. Không nhận, không xong với nó!

Chuẩn vào, Thục đã đỡ khóc. Chuẩn hạch:
- Thế nào, mày đã giác ngộchưa?
- Em nhận ra rồi!
- Ừ em phải tự giác ngộ mà cứu lấy mình. Giờ em ở với mẹ em, với chú dượng em kia mà, người ta sẽ coi em như phần tử tích cực chứ!
- Thế nhưng phải làm gì kia ạ?
- Em cứ lên chỉ mặt, thét:“Đức! Mày có biết tao là ai không? Tao là con gái của mày, khi Tây còn đóng bốt ở đây, mày đã ba lần sai tao cầm giấy xuống đưa cho Đội Hợi, báo Tây đi phục kích bắn cán bộ ở sông Bùi, mày còn nhớ chứ?” Chỉnói thế thôi là đủ.
- Em xin nhận làm, chị Đội ạ!

*

Pháp Trường

Bảo được thông báo nội bộ:hai ngày tới Lý Đức sẽ ra pháp trường cùng với hai tên nữa, Tổng Khoái xã Hợp Đồng và Hai Thảo xã Chi Lăng. Bắn ba tên đầu sỏ đợt đầu có tính chất thịuy thuộc cụm Ba của Đoàn ủy Ba, đây cũng là đợt xửán đầu tiên trong cải cách ruộng đất đợt năm này.

Trước Đình Cả, người ta lập“Tòa án nhân dân đặc biệt.” Bục xử án dựng cao và rộng. Vì xử ba tên cùng một lúc nên phải có ba chánh án, sáu dự thẩm và ba công tố viên cùng ngồi. Người ta không đào hố cho tội nhân đứng xuống, vì sân đình lát gạch, mà gánh đất đắp thành ba mô cao cho khổ chủ đứng lên tố. Nông dân đã được “vùng lên” nên phải đứng cao hơn địa chủ. Phía trên bãi tha ma ThịnhĐa đã chôn sẵn ba cây tre dài, trắng toát như ba cái cột cờ. Đằng sau ba cột đào sẵn ba hố sâu. Đất cũngđược đắp lên thành bệ trước cọc chôn. Đấy là pháp trường, ai nhìn thấy cũng rợn tóc gáy. Bảo khôngđược giao những việc trên. Vũ Long giao anh đặc trách, cùng với đội du kích xóm Thượng, canh gác ba tên “tổchức cũ” của Quảng Hà: Bông, Tịch, Ngọc, bị tóm từhôm xảy ra vụ Hào Chót. Ba tên này vẫn ngoan cố, cho chúng dự cuộc xử án hôm nay để khủng bố tinh thần. Ba tên sẽ buộc vào ba gốc đa bên lề đường.

Ngày xử án ba tên đầu sỏ,người ta tập trung tất cả nông dân ba xã. Từ sáng sớm, nông dân các nơi đã cơm đùm cơm nắm, ùn ùn kéo tới, cùng các đơn vị bộ đội đóng gần, học sinh các trường. Bừng bừng khí thế, các đoàn đi theo hàng lối, có cán bộ Đội phụ trách. Người nào cũng có lá cờcon, khẩu hiệu cầm trong tay, dán trên mũ nón, quàng qua vai. Đi đầu là những lá cờ đại, những biểu ngữ,khẩu hiệu lớn bằng giấy vàng dán trên vải đỏ, miệng luôn hô khẩu hiệu, hoan nghênh chính sách cải cách ruộngđất, và đả đảo bọn địa chủ cường hào ác bá. Khu vực Đình Cả phút chốc có hàng nghìn người tập trung. Cuối cùng, những tội nhân bị dẫn tới. Tay bịtrói, cổ đeo cái bảng ghi tên tuổi viết bằng vôi trắng. Mỗi tên đều có bốn du kích súng tuốt trần, lưỡi lê đi kèm. Trên bục xử án, các quan tòa đã ngồi bệ vệ, chờ tội nhân tới. Những tên tội phạm, trừHai Thảo vẫn bình tĩnh hiên ngang, còn hai tên kia trông không ra hồn người, bước đi thất thểu. Tới đâu cũng bị nông dân hô khẩu hiệu đả đảo rầm rầm. Tổng Khoái đã ngoài bảy mươi, không bước được, sụp hẳn xuống đường, đũng quần ướt rượt. Bốn du kích phải xốc nách lôi đi. Mọi người xô đẩy, chen chúc nhìn tận mặt từng tên. Mất một thời gian lâu mới xếp được trật tự. Bên ngoài, Bảo và mười hai du kích xóm Thượngđã đứng nghiêm túc chực sẵn, chờ du kích xóm Đình dẫn Bông, Tịch, Ngọc tới, buộc vào ba gốc đa, mỗi gốc cách nhau khoảng tám mét, như buộc ba con bò. Nhàu ra lệnh cho Bảo và du kích xóm Thượng chịu trách nhiệm canh gác, xong, đi về phía sân đình làm nhiệm vụ khác. Trên bục xét xử gồm mười hai người ngồi. Mỗi tội nhân của mỗi xã có bốn người ngồi xử. Một chánh án và hai dự thẩm là khổ chủ, một công tố người củaĐội. Nguyễn Thị Lúa hôm nay được ngồi ghế chánh án. Bảo mừng thầm, rễ của anh đã được Đội tín nhiệm. Nguyễn Tuấn đội phó làm công tố viên. Cuộc xét xửbắt đầu. Ba công tố viên đều đứng lên đọc ba bản án. Xong, ba khổ chủ của ba tội nhân lên tố. Thỉnh thoảng có tiếng hô đả đảo rầm rầm. Công việc xét xử khá lạ lùng và hấp dẫn. Mười hai du kích xóm Thượng vì tuổi còn trẻ, ý thức trách nhiệm không cao, cộng với thái độ của Bảo chỉ huy cũng lành hiền, các cô các chú cứ tự ý bỏ nhiệm vụ xúm vào chỗ xửán, mặc cho Bảo canh giữ Bông, Tịch, Ngọc. Bảo đã ý tứ nới dây trói cho ba người, và kín đáo nhìn họ bằng ánh mắt thiện cảm. Họ nhìn anh biết ơn và khôn khéo trao đổi với nhau. Bảo biết nhưng cố ý lờ đi, chỉnhắc khẽ: “Nói nhanh lên rồi tản ra, kẻo họ nhìn thấy!” Ba người nhìn Bảo đầy cảm kích.

Bảo để ý theo dõi những khổchủ lên vạch tội Lý Đức. Nguyễn Thị Thuận hôm nay là khổ chủ chính, đầu chít khăn sô, nét mặt u sầu. Thuận tố khá trôi chảy, khá dài, lúc bổng lúc trầm, lúc hét lên căm thù, lúc quằn quại đau đớn. Thuận đã thực sự trở thành “diễn viên” dưới bàn tay bồi dưỡng của Nguyễn Tuấn. Cái tội “nợ máu” là mẹThuận bị đánh rồi ốm chết, hôm tố khổ điển hìnhở đại hội nông dân toàn xã cố ghép cho Tổng Hoàng, nay vẫn tội ấy Thuận lại tố sang Lý Đức. Lý Đức cãi, bị làn sóng căm thù đả đảo. Cuối cùng Thục lênđấu bố –“tác phẩm” của Lê Ngọc Chuẩn. Thấy Thục, mọi người nín thở. Hai chân Thục ríu lại, trèo mãi không lên nổi cái bục đắp sẵn, đành phải đứng dưới thấp chỉ mặt bố:
Mày biết tao là ai không Đức? -Lý Đức rùng mình như bị đạn xuyên qua- Tao là... -Thục đổ kềnh ra đất, nhào gần tới chỗ Lý Đức quỳ. Tất cả nhốn nháo, có tiếng khóc sụt sịt. Nhàu lệnh cho hai du kích vực Thục ra. Đầu tóc Thục tả tơi, ngật sang một bên như đã tắt thở. Lát sau tiếng tuyên án của quan tòa vang lên. Đó là tiếng the thé của Lúa: “Tòa tuyên án tử hình Hà Đình Đức tức Lý Đức...!” Cả đám đông ầm ầm như thác vỡ. Bông, Tịch, Ngọc mặt nhợt nhạt, không còn đủ sức ngồi xổm nữa, đành bệt xuống đất. Hàng ngàn con người ào ào xô ra đường cái, chen chúc nhìn sang phía Thịnh Đa, chỗ chôn sẵn ba cây tre cao. Tổng Khoái đã chết giấc hoàn toàn, bốn du kích xã Hợp Đồng lôi hắn lệt sệt sang Thịnh Đa, không kịp trói vào cột, vứt luôn xuống hố rồi xả một băng tiểu liên. Lý Đức cung cúc đi trên bờ ao Đình, đầu cúi gục, mái tóc muối tiêu cờm cợp. Bất thần băng tiểu liên “tằng! tằng! tằng!” Lý Đức gục ngay xuống, mảng xương sọ còn dính nguyên mớ tóc tung lên trời quay quay như con cầu lông rồi mới rơi xuống mặt nước ao Đình; nổi như cái rong đuôi chó. Cá mương xúm đến thi nhau đớp, mảng tóc vẫn bập bềnh trên mặt nước. Còn lại một mình Hai Thảo được trói chững chạc vào cây tre giữa. Hai Thảo còn trẻ, chỉ ngót bốn mươi, người cao lớn. Thảo lắc đầu không cho du kích bịt mắt. Thảo là bí thư chi bộ xã Chi Lăng, Bông, Tịch, Ngọc đều quen thân. Đám quần chúng ồn ào vì ghê sợ sự giết chóc đã bỏ về quá nửa. Ba du kích xếp hàng ngang sẵn sàng nhả đạn. Khi nhét giẻ vào miệng Thảo không chặt, súng nổ lập tức Thảo nhè giẻ ra, hô trọn vẹn câu khẩu hiệu: “cách mạng Việt Nam muôn năm!” rồi đầu mới gục xuống! Thảo giãy giụa, cây cột tre rung lên. Bông, Tịch, Ngọc trông thấy Thảo bị hành hình đều nghiến răng im lặng.

*

Ép Cung

Tịch bị hai du kích dẫn vào. Trước đây, dây trói của Tịch bằng đay ngâm, từ hôm Bông trốn, được thay thế bằng dây dù xanh còn nguyên sáu sợi lõi. Cách trói của Nhàu cũng đặc biệt, giống người miền núi thường trói hổ, trói gấu, không có cách gì tháo được. Nhàu còn đem đốt chập các đầu mối dây dù lại. Khi cần tháo, chỉ có cách cắt bằng dao. Hai cánh tay Tịch sưng tấy tím ngắt.

Vừa bước vào, Tịch đã thấy không khí nghiêm trọng hơn mọi lần truy hỏi trước. Kháđông, có cả những bộ mặt lạ anh chưa hề gặp. VũLong ôn tồn sai hai du kích cởi trói. Du kích loay hoay không sao tháo được. Nhàu nháy mắt với Vũ Long. Vũ Long biết ý phẩy tay cho hai du kích quay ra, rồi chỉ sang mười ba khổ chủ và nhân chứng đang cắm mặt ngồi chờ.
- Anh có biết những người này không, anh Tịch?
- Dạ, thưa Đội, người trong xã chúng con cả.
- Anh đã biết những người nàyđến đây làm gì rồi chứ?
- Dạ, con không biết!
- Có phải những người này đã từng họp với anh ở nhà Hào Chót dưới lá cờ sao trắng không?
- Dạ có!
- Anh kể cho mọi người nghe!
- Dạ, những người này trước đây đều là đảng viên của đảng Cộng Sản Đông Dương. Chúng con họp đều treo cờ đỏ sao vàng và cờ đỏ búa liềm vàng. Nhưng vì dùng lâu ngày, lại là vải nội hóa nên sao và búa liềm đều bạc thành sao...
Vũ Long đập bàn:
- Tịch! Mày ngoan cố sẽ chết trước khi mày muốn nhìn thấy vợ con mày.

Thoan ra hiệu cho Vũ Long bình tĩnh. Thâm tâm của Thoan không tán thành việc hỏi cung có tính cách đàn áp. Song, không dám phản đối. Vì bất cứcương vị nào, cấp trên nào dám phản đối việc “phátđộng quần chúng” đều có thể nguy hại đến tính mạng. Thoan làm cụm trưởng nên nắm được nhiều việcđã xảy ra: Nguyễn Ngọc Thới đang là phó bí thư Đoànủy Hai, cách đây mười hôm còn ngồi duyệt án địa chủ, chỉ vì nói một câu thiếu thận trọng, lập tức ba ngày sau du kích đến lôi đi vừa mới bắn bỏ cáchđây hai hôm. Đào Viết Thường, cán bộ văn phòng Trungương Đảng, xuống tham gia cải cách ruộng đất ở một xã có phong trào cách mạng từ năm 1935 là cơ sở hoạtđộng của nhiều đồng chí lãnh tụ. Thường thắc mắc mấy trường hợp xử tử không đúng, liền bị Đội trưởng cho du kích trói dẫn trả về Đoàn ủy, bị kết án là “phá hoại phong trào.” Cũng may, Thường là cán bộ cấp Trung ương vào Đảng từ năm 1935, nên Đoàn ủy còn giam lỏng, chưa bắn. Vậy Thoan là cái gì? Nhà Thoan cũng khá giả, bố cũng làm phó lý. Biết đâu mai kia người ta cũng lôi về bắn. Thoan chỉ dám lấy thế cấp trên nhẹ nhàng đỡ lời Vũ Long:
- Anh Tịch ạ, hôm nay Cụm bớt thời giờ đến gặp anh. Tôi biết, gia đình anh trướcđây cũng thuộc thành phần nghèo khổ. Nay Đảng có chính sách phát động nông dân xóa bỏ bóc lột. Trên tinh thầnủng hộ giai cấp cũ của mình, anh cũng phải nhiệt tâm cùng với Đội, để hoàn thành công cuộc cách mạng long trời lở đất này. Trong quá trình đấu tranh anh có thểlầm đường, hoặc bị địch mua chuộc, trước mặt Đội anh cứ thành thật khai. Tôi sẽ báo cáo lên cấp trên xin khoan hồng cho những kẻ biết ăn năn hối lỗi. Anh không nên ngoan cố bao che cho kẻ địch. Cũng không có cách gì bao che được. Vì đây là cuộc phát động quần chúng“đào tận gốc trốc tận rễ” kẻ thù.

- Đề nghị Đội cho con nghỉmột chút. Con sắp ngất rồi.
- Du kích đâu, nới dây cho anh Tịch một chút.

Thoan nhắc, nhưng Nhàu đã nháy du kích không lên tiếng. Tịch không tài nào chịu được nữa, anh lăn kềnh ra đất, hai tay vẫn bị gò ra đằng sau. Anh nằm co quắp, vừa run rẩy vừa nói lập cập:
- Đề nghị Đội, con khai xong,Đội cho con về nhìn thấy vợ con một lần.
- Được rồi, anh nằm nghỉ một lúc cho thật bình tĩnh rồi khai đi, tôi sẽ đề nghị Đội dẫn anh về thăm vợ con anh.
Nhưng khai cái gì, Tịch vẫn chưa hề nghĩ ra. Khai không đủ chứng cớ chắc lũ khát máu này không bao giờ chịu nghe. Chục năm hoạt động vào sinh ra tử đối mặt với kẻ thù không bao giờ anh khờkhạo và mất bình tĩnh. Bốn đợt cải cách ruộng đất làm ở các nơi, tin tức đến với anh không ít. So sánh với chính sách, anh tin mình thuộc thành phần bần nông, lại là người có công với cách mạng, với kháng chiến. Anh mong cải cách đến với quê anh từng ngày từng giờ.Nhưng khốn nạn thay, cải cách ruộng đất lại để anh em “tổ chức cũ” ra ngoài vòng pháp luật. Không hiểu sao vụ Hào Chót lại bất ngờ xảy ra. Ông ta xưa nay hiền lành, chịu khó lao động. Ruộng đất chẳng có bao nhiêu, nhưng vì biết làm thợ xây, nên đời sống cũng khá. Hào Chót vì có nghề nên đi đây đi đó nhiều, chắc ông biết những vụ truy bức, đấu tố, xử tử của các đợt ba, đợt bốn. Gia đình ông lại là cơ sở của chi bộQuảng Hà này. Ông sợ mình sẽ bị xếp vào loại đối tượng của cải cách. Có phải vì thế mà Hào Chót tựtử chăng? Bây giờ ta nhận giết Hào Chót để lấp đầu mối chắc Đội nó nghe, vì trăm lần truy hỏi chúng đều hướng vào việc này. Có lúc chúng đã trắng trợn mớm cung. Không đời nào, một đảng viên như ta lại làm cái trò hèn mạt như thế! Nhưng phải tìm cách mà kéo dài mạng sống.

Vũ Long thấy Tịch đã định thần. Anh ra lệnh cho du kích dựng Tịch dậy, rồi chỉvào mười ba nhân chứng đang ngồi co rúm bên cạnh.

- Sao, anh Tịch, hôm giết Hào Chót anh giao việc cho những thằng này ra sao?
- Thưa Đội, đi ám sát không bao giờ con lại dám đem nhiều người như thế! Đội cân nhắc lại, Đội thương!
- Thế một, hai người, anh khai rõ ra!
- Tất cả những đứa kia, khôngđứa nào dám giết người ạ!
- Tiên sư mày phản cung! Bốp!

Nguyễn Tuấn chửi tục, cầm lọmực ném vào giữa trán Nguyễn Văn Tịch. Tịch quay đơra đất, máu và mực loang trên mặt, mắt trợn ngược, miệng xè bọt nhãi. Nông Văn Nhàu ra múc gầu nước đổvào mặt Tịch, máu và mực loang xuống nền nhà. Tịch cốtrút bỏ những tâm tưởng ra ngoài thể xác, anh thiếp đi một giấc dài. Thế là cuộc truy hỏi Tịch lần thứ một trăm lẻ năm lại phá sản.

*

Không đời nào Nguyễn Tuấn lại chịu để phá sản cái “tác phẩm hồ sơ” của Tịch mà anh đã dày công xây dựng trong mấy tháng nay. Anh đã cam kết với Cụm trưởng Thoan, với Ban chỉ huy Đội, sẽlàm bằng được. Giả dụ nếu vụ Hào Chót không thành công thì hồ sơ của Tịch cũng chỉ thiếu có phần hiếp dâm, anh sẽ về dỗ Nguyễn Thị Thuận lên tố cáo “có một buổi sáng mù trời Thuận đi tát vũng một mình, gặp Tịch đi công tác qua đã đè Thuận xuống bờ ruộng!”Nếu cấp trên đòi khám Thuận xem đã mất trinh hay chưa thì tối nay Tuấn sẽ làm cho Thuận mất trinh. “Thủng nồi vơ rế” nếu Tịch không bị tử hình cũng phải tù chung thân chứ không thể tha bổng.

Nhưng Nguyễn Tuấn chưa phải chịu xuống thế như vậy. Truy bức dụ dỗ đều khôngăn thua, bấy giờ chuyển sang “đấu sức.” Mà đấu sức, Tịch không thể sánh được với Tuấn. Tuấn kém Tịch những mười tuổi, đang thời trai trẻ. Tuấn, con một gia đình giàu có, được nuôi dưỡng chu đáo. Bốmẹ Tuấn có ruộng đất ở làng Vũ Xái, ngoại thành Hà Nội, chuyên cho phát canh, mẹ có cửa hàng ở nội thành. Toàn quốc kháng chiến, bố lên hoạt động tại Bắc Giang. Tuấn được cơ sở kháng chiến nội thành đưa ra theo bố. Rồi đi học tại Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Về, làm cán bộ ngành giáo dục Khu Ba, đi cải cách ruộngđất đợt hai tại Phú Thọ, rồi đợt ba, đợt bốn,đợt năm. Cải cách nói là phải đi ba cùng cực khổ,nhưng Tuấn có văn hóa, đợt nào cũng chỉ ba cùngqua qua, rồi lại sống ở văn phòng. Từ ngày về Quảng Hà, danh nghĩa Tuấn ở Thịnh Đa, nhưng từ khi Đội quyếtđịnh lấy nhà Đội San làm nơi giam giữ người, lại có Nông Văn Nhàu, một tay chúa tể nhậu nhẹt, Tuấn thườngở rịt đấy. Cái buồng của vợ chồng Đội San xưa, nay biến thành nơi ăn uống lén lút. Bữa thì bún lòng, cổ hũ chấm mắm tôm đồng (mắm tôm đồng vùng này cực kỳ ngon), bữa thì chân giò luộc, thịt chó luộc... Các thứ đều do Nhàu ra phố Trúc Sơn mua. Từ hôm tịch thuđược cái xe đạp của Lý Đức, Nhàu đi lại càng thoải mái. Bát đĩa ăn xong, để luôn trong buồng, nửa đêm vắng vẻ Nhàu bưng xuống ao rửa. Bởi thế sức khỏe Tuấn mười, Tịch chẳng được một. Tuấn chủ trươngđày đọa tinh thần sức lực của Tịch, bắt Tịch phải tự tay ký vào bản án mà Tuấn đã viết sẵn.

Cuộc hành hạ Tịch, Tuấn tổchức tại nhà Đội San. Tính từ ngày bị Tuấn ném lọmực vào trán đến nay đã là đêm thứ năm Tịch đốiđầu với Tuấn, và là đêm thứ một trăm mười Tịchđối đầu với Đội cải cách. Hai tay Tịch tê liệt hoàn toàn. Tuấn không cho Tịch đứng, không cho Tịch ngồi, cũng không thể nào nằm lăn ra đất được. Dây trói hai cánh tay Tịch, Tuấn buộc lên xà nhà, bắt Tịch ngồi xổm vừa đủ căng, ngồi bệt hoặc nằm, dây treo hai cánh tay đau không chịu nổi. Trên đầu Tịch, Tuấn úp cái bàn gỗ lim, dài hai mét hai, Tịch không đứngđược. Trên bàn, Tuấn để sẵn giấy tờ và rải chiếu căng màn ngủ. Tuấn đã chuẩn bị sẵn hộp mực giấuđút trong túi áo. Khuya, thấy Tịch lim dim ngủ, Tuấn đập gót chân xuống mặt bàn thật mạnh, thét:
- Tịch! Hôm ấy mày bóp cổ Hào Chót, hay thằng Ngọc bóp?
Tịch choàng tỉnh:
- Chúng con không ai giết Hào Chót!
- Sư cha mày! Mày phản cung. Ông cho mày đi theo Lý Đức. Xuống đấy sẽ hối.

Hỏi một câu thế thôi, Tuấn lại nằm dài trên bàn ngủ. Khoảng nửa tiếng, Tuấn lại nện gót chân:
- Mày bắt thang treo Hào Chót hay thằng Bông?
- Dạ, chúng con không giết Hào Chót!

Cứ thế, suốt đêm này sang đêm khác, Tuấn cứ hỏi vu vơ những câu như vậy. Đến lúc không thấy Tịch trả lời nữa, Tịch chỉ còn thoi thóp, nhanh như cắt, Tuấn vùng dậy mở hộp mực ấn dấu ngón tay cái của Tịch vào... Thế là xong. Phía trước Tuấn sẽ ghi chú “Tội phạm bị liệt hai tay không ký được nên đã điểm chỉ!” Hoàn tất việc mờ ám ấy, Tuấn nhổ nước bọt vào ngón tay cái của Tịch, lấy khăn mùi-soa lau cẩn thận. Tuấn gọi Nhàu vào thả dây treo trên xà nhà cho Tịch, gọi du kích lôi Tịch đi.

Hôm sau Nguyễn Tuấn đi lên Đoànủy sớm. Vụ Hào Chót có thêm Tịch và Ngọc mất đầu, sẽ còn cả Bông nữa. Bước hai cải cách ruộng đất ởQuảng Hà đã kéo dài bốn tháng. Kỳ này chắc chắn được chuyển bước ba.

*

Tỉ Lệ Địa Chủ

Đáng lẽ những cuộc hội họp tập trung đông đảo như hôm nay sẽ rất sôi động, hào hứng. Tiếng hát tiếng cười sẽ rôm rả đầy khí thế.Nguyễn Tuấn lại lên cầm càng đồng ca bài Ánh sáng Hồ Chí Minh. Nhưng Tuấn hôm nay như mèo bị cắt tai. Vì đợt công tác kéo quá dài, trì trệ, không tiến triểnđược, nên cán bộ, cốt cán và nhân dân đều tỏ ra mỏi mệt. Các kho tập trung của cải địa chủ thu đượcđã ẩm mốc, thóc lúa bị chuột ăn, lợn gà bị giết sạch, vẫn chưa tiến hành chia bôi được gì. Toàn Độiđang rúc vào tổ kén chưa có lối thoát. Vũ Tiềm phụtrách thống kê đứng lên giãi bày cái nỗi Quảng Hà còn thiếu mười bốn địa chủ nữa.

Tiềm người nhỏ bé, thanh mảnh, dáng thư sinh, da trắng mái, tiếng nhỏ nhẹ như đàn bà:“Theo thống kê, Quảng Hà có một ngàn hai trăm bốn mươi hộ. Tính tỷ lệ sáu phần trăm là địa chủ, Quảng Hà phải có bảy mươi tư phẩy bốn (74,4) địa chủ. Toàn xã ta mới tìm được năm mươi tám tên như vậy, còn thiếu mười sáu phẩy bốn tên (16,4). Cuộc họp thống kê Đoàn hôm ấy, anh em thống kê chúng tôi khiếu nại“sáu phần trăm địa chủ ở nước ta là cao quá,”Đoàn đã kịp thời thỉnh thị lên. Cấp trên đã hạxuống năm phần trăm. Tôi có nghe lỏm năm phần trăm, “cốvấn” không đồng ý, nhưng cấp trên vẫn quyết. Nếu năm phần trăm thì Quảng Hà còn thiếu mười bốn tên chẵn. Tức là ta phải có bảy mươi hai tên. So với tỷlệ sáu phần trăm ta rút được hai phẩy bốn tên (2,4).”

Tiềm trình bày dài dòng và tỉmỉ, không khí hội nghị yên thít. Mặt người nào cũng cúi gằm lấm lét nhìn Vũ Long như nhìn con hổ đói đang thu mình chuẩn bị vồ mồi. Chợt Vũ Long vùng dậy chỉthẳng vào mặt Lò Văn An, cán bộ Đội, và Hà Văn Thảo, cốt cán của Mã Sơn:
- Mã Sơn tại sao không có địa chủ?

An lúng túng:
- Thưa đồng chí, Mã Sơn chỉ có mười bảy gia đình, toàn nghèo khổ mới ra ở trại từngày hòa bình lập lại đến nay. Theo điều tra của chúng tôi, chẳng ai có nổi một mẫu ruộng, trung nông, phú nông còn khó xét, nói gì tới địa...
- Không được! Đã có nước là phải có cá. Có nông dân là phải có địa chủ! Mã Sơn phải nhận một địa chủ, không có thì các anh về Trại Bùi mà kêu.

Trại Bùi là trại giam của Đoànủy. Những tội nhân chưa thành án thường đem gửi tại Trại Bùi. Tịch và Ngọc hiện đang bị giam ở đó. Nói“về Trại Bùi mà kêu” là một sự đe dọa trắng trợn. An cúi gằm mặt không dám hé răng. Vũ Long quét ánh mắt nảy lửa sang phía Nhu, Tần: - Tám mươi sáu gia đìnhở Đầm Mơ tại sao mới có hai địa chủ? Các anh làm như chó ỉa thế, ăn không thấy đau cơm của nông dân à?Đầm Mơ phải nhận thêm hai địa chủ!

Nhu, Tần ngồi như trời trồng. Vũ Long thấy việc trấn áp phủ đầu của mình có hiệu quả, anh giở sổ đọc luôn số địa chủ do anh và Ban chỉ huy Đội gán cho các xóm: “Liên Trì: hai; Đình: hai; Tam Tỉnh: hai; Sộp: một; Chợ: một...” Luồng ánh mắt của Vũ Long dịu xuống âu yếm nhìn Nguyễn Thị Thuận, cốt cán trung kiên của Nguyễn Tuấn. Thuận đang là con cưng của Đội, đã được Nguyễn Tuấn cho đọc Điều lệ Đảng để kết nạp, chuẩn bị làm Chủ tịch xã, mặc dầu Nguyễn Tuấn chưa bao giờ là đảng viên. Trong cải cách ruộng đất, không phải là đảng viên vẫn có quyền tuyên bố khai trừ đảng viên và tuyên truyền kết nạp Đảng. Do đấy, quần chúng mới phong cho là “nhấtĐội nhì Trời.” Thấy Vũ Long âu yếm nhìn mình, cái nét mặt cóc sỉn đen đủi và cái thân hình nhỏ bé nhưcủ khoai của Thuận cũng trở nên ngời ngời, đôi máửng hồng. Thuận đứng lên:
- Thịnh Đa của chúng em đã có ba địa chủ, trong đó chưa tính Lý Đức, bây giờ em xin nhận bốn địa chủ nữa ạ!

Cả Ban chỉ huy Đội vỗ tay, nhưng tuyệt nhiên hội nghị không ai vỗ tay theo. Vũ Tiềm hấp tấp đứng lên, quản bút gõ gõ vào cuốn sổ:
- Thịnh Đa nhận thêm bốn nữa, thế là vừa khuýp con số mười bốn...

Vũ Long gạt ý kiến đang nói dởcủa Tiềm:
- Không được, ta không chấp nhận tỷ lệ năm phần trăm, ta phấn đấu bằng được sáu phần trăm. Quảng Hà phải có bảy mươi tư phẩy bốnđịa chủ. Xóm Thượng tại sao không nhận thêm hai địa chủ nào? Xóm Thượng mới có một địa chủ, nay nhận thêm hai nữa.

Lúa đứng dậy phát biểu không hề xin phép ai:
- Xóm tôi bán nông bán thương, không lấy đâu ra nhiều địa chủ thế. Địa chủ phải có tiêu chuẩn ruộng đất, tiêu chuẩn bóc lột. Đấu tranh không phải là cái trò bắt chẹt, không phải thứ ăn không nói có, cướp đoạt của cải nhà người ta. Chị Thuận chị ấy muốn xóm chị có nhiều địa chủ để cướp được nhiều ruộng đất, được nhiều miếngăn, xóm Thượng chúng tôi không thèm! Xóm Thượng chúng tôi xin nhường nốt hai địa chủ ấy cho Thịnh Đa.

Vũ Long hét lên:
- Chị Lúa! Chị là cốt cán không được phá rối hội nghị.
- Tôi không phá rối, làm cái gì cũng phải đúng chính sách. Địa chủ phải có tiêu chuẩn, địa chủ không phải trên trời rơi xuống.
- Tôi đuổi chị ra khỏi hội nghị.
- Chẳng đuổi tôi cũng chẳng hơi đâu dự cái thứ hội nghị này -Vừa nói, Lúa vừa rút cái nón ở gầm bàn ra, bước ra khỏi ghế ngồi - Từnay tôi xin trả cái chức cốt cán cho Đội, tôi về chịu khó bắt cua bắt ốc, đi chợ đi búa kiếm cơm nuôi chồng nuôi con. Tôi không màng cái thứ của phi nghĩa, thất đức! Xin chào các anh các chị!

Lúa úp nón lên đầu, móc quai xuống hàm, vùng vằng đi ra. Hội nghị yên phăng phắc nhìn theo Lúa ngúng nguẩy đôi mông. Vũ Long mặt như miếng sắt nguội, ra lệnh:
- Thôi, các đồng chí về cứ thế mà làm, ai không làm được thì liệu chừng!

Mọi người về hết. Ban chỉ huy Đội lại vào hậu cung Đình Cả họp tiếp.

(Diễn Đàn Thế Kỷ - 11/25/2012 03:38:00 PM)

......................

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...